CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI MẸ “ĐỠ ĐẦU” CỦA hIBISCUS TẠI VIỆT NAM
Vốn xuất thân là một sinh viên chuyên ngành Lâm nghiệp nên bà Mai Thị Tấn có sự hiểu biết và một tình yêu vô cùng mãnh liệt với những loài cây đem lại giá trị cao cho con người. Và cây Hibiscus cũng đến với bà như một cái duyên. Không chỉ được tham gia tìm hiểu, nghiên cứu sâu về nó mà bà còn là người đi đầu trong việc phát triển, kinh doanh Hibiscus tại Việt Nam.
Nói về Hibiscus thì đây vốn là một giống cây có nguồn gốc nhập ngoại từ vùng Nam Mỹ và Bắc Phi. Đây là một loài cây thảo mộc có chứa nhiều dược tính với khả năng chống viêm, giảm huyết áp, giảm mỡ máu, chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa,…. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn đánh giá đây là một “nhà máy hóa chất khổng lồ” bởi lượng vi chất ẩn chứa bên trong những đài quả nhỏ xinh. Ở Việt Nam, hiện nay Hibiscus được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Atiso đỏ, Bụp giấm, Hồng Hoa,… nhưng ít ai biết được rằng loài cây này lại có một hành trình phát triển gắn liền với người phụ nữ cả đời làm khoa học – Nhà khoa học lâm nghiệp Mai Thị Tấn.
Sau khi tốt nghiệp ngành lâm nghiệp tại Học viện Kirov – Liên Xô (cũ) bà Mai Thị Tấn trở về Việt Nam và nhận công tác tại Viện Khoa học kỹ thuật lâm đặc sản (nay thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). Với chức vụ Nhà khoa học Lâm nghiệp, công việc chính của bà là chuyên nghiên cứu những loại lâm sản quý hiếm để sản xuất phục vụ cuộc sống.
Sau nhiều năm làm việc tại Viện, tới năm 1992, Giáo sư người Đức có tên là Jnoen, là Giám đốc Công ty Bioss Rohsteoffe đã sang đem theo những hạt giống Hibiscus sang Việt Nam để hợp tác nghiên cứu, gieo trồng, thu hoạch và sơ chế giống cây này. Bên phía Đức cam kết sẽ bao mua hết toàn bộ sản phẩm. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, nhóm Giáo sư phải trở về quê hương và dự án này buộc phải trì hoãn lại vì không còn kinh phí tiếp tục.
May mắn thay, trong suốt quá trình làm nghiên cứu về Hibiscus Nhà khoa học Mai Thị Tấn đều được tham gia. Vì vậy, khi Viện không thực hiện dự án nữa thì bằng tất cả sự si mê, bà đã quyết định tự làm một mình. Và cũng chính từ đây người phụ nữ này bắt đầu dấn thân vào con đường kinh doanh dù đã ngoài 50 tuổi. Quả thật, việc kinh doanh vốn đã không phải là dễ dàng gì, đặc biệt lại là những người mới, không có kinh nghiệm gì như bà.