Trong suốt quá trình làm kinh doanh, Thảo Mộc luôn tâm niệm rằng công ty sẽ gắn liền giữa việc làm kinh doanh với các hoạt động xã hội. Mục đích của công ty Thảo Mộc là giúp đỡ những người dân Việt Nam đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là những người nông dân nghèo ở những khu vực thiểu số hẻo lánh. Bà Mai Thị Tấn – người sáng lập nên công ty Thảo Mộc đã đồn hết tâm huyết để hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc giống cây Hibiscus để từ đó thay đổi cuộc sống của mình.
Hành trình đến Việt Nam của cây Hibiscus
Năm 1991: Bà Mai Thị Tấn nhận 100 hạt giống Hibiscus Sabdariffa từ giáo sư người Đức Jnoen. Ông mang cây dược liệu quý đến Việt Nam với mong muốn phổ biến cho bà con nông dân trồng, từ đó sẽ thu mua và mang về nước Đức – nơi những giá trị của loài hoa này vô cùng được trân trọng. Sau này, dự án của Giáo sư Jnoen đã thất bại, tưởng rằng chặng đường của cây Hibiscus tại Việt Nam cũng sẽ phải dừng lại.
Năm 1992: Bà Mai Thị Tấn trồng cây trên sân cơ quan phân viện nghiên cứu Lâm đặc sản của bộ Lâm Nghiệp – Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp.
Năm 1993: Diện tích trồng cây đã được mở rộng hơn. Bà chia sẻ hạt giống rồi hướng dẫn cách trồng cây trên một số đất của cơ sở sản xuất Lâm Nghiệp tại Nghệ An và Việt Trì. Tập thể hơn 200 Giáo viên và sinh viên tại Đại học Lâm Nghiệp cũng bắt đầu trồng cây Hibiscus qua sự hướng dẫn của bà.
>>> Xem thêm: Hibiscus là gì ? Câu chuyện về người mẹ “đỡ đầu” của Hibiscus tại Việt Nam 1992
Hibiscus Sabdariffa bắt đầu được nhân rộng ra khắp Việt Nam
Năm 1994 – 1995: Bà Mai Thị Tấn bắt đầu nhân rộng diện tích trồng cây lên toàn tỉnh Hà Tây – Hòa Bình. Bà cũng đưa Hồng hoa vào miền Trung Nam Bộ. Cùng năm đó, nước cốt quả Hibiscus cũng đã được nghiên cứu xong và sản phẩm đã được bán ra trên thị trường. Trong năm đó, bà cũng triển khai làm trà tan Hibiscus uống liền những không thành công. Bà đã chuyển sang làm trà nhúng.
Vùng trồng hoa hơn 8ha tại khu vực Láng Hòa Lạc với 16 hộ cũng đã được triển khai thêm. Cũng trong khoảng thời gian 2 năm này, hàng trăm hộ nông dân cũng đã truyền miệng nhau và cùng trồng loại cây Hibiscus có giá trị kinh tế cao này.
Năm 1996 – 1997: Bà thực hiện công tác xã hội tại Trại giam Suối Hai (Ba Vì) gồm có Trung tâm Phục hồi nhân phẩm I (Dành cho nữ) và Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm II (Dành cho nam). Cây Hibiscus đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho tù nhân. Bà thu mua toàn bộ nông sản sau mùa hoa.
Cùng trong thời gian này bà cũng bảo vệ đề tài trong Công ty Dược Hà Tây (Hà Đông) về phương pháp chế biến và thương mại hóa các sản phẩm từ cây Hibiscus Sabdariffa: Trà nhúng, Rượu vang, nước cốt quả, mứt và ô mai.
Trong năm 1997, bà cũng đưa cây Hibiscus lên làng trẻ SOS (Ngã tư Nhổn – Huyện Từ Liêm) để họ trồng và sử dụng làm nguyên liệu chữa bệnh cho 50 các nạn nhân da cam. Năm đó, hộp trà nhúng cũng đã được ra đời tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Sinh học.
Năm 1998: Bà tiếp tục đưa cây Hibiscus lên Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên giúp cho 300 hộ dân nơi đây biết tới cây. Bà cũng tổ chức hàng chục buổi giới thiệu và đào tạo về cây Hibiscus (mỗi cụm dân cư lại được đào tạo 5 buổi). Trà nhúng năm đó cũng bắt đầu được đưa vào sản xuất với máy móc thay vì thủ công như trước đây.
Công ty Thảo Mộc ra đời – gắn liền với các hoạt động xã hội
Tháng 6 năm 2000: Công ty TNHH Thảo Mộc được ra đời có trụ sở chính tại 69 – Phố Đại La – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Các sản phẩm từ hồng hoa đã được đưa đến nhiều người dân trên địa bàn cả nước.
Tháng 1/2003: Công ty TNHH Thảo Mộc trở thành thành viên của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và được đổi tên thành Công ty Hapro Thảo Mộc. Năm đó, Công ty Thảo Mộc cũng đưa Hibiscus lên Sơn La và Mộc Châu, giúp cho 200 hộ dân trồng cây và ký hợp đồng thu mua toàn bộ vào cuối vụ thu hoạch.
Năm 2005: Bà Mai Thị Tấn tiếp tục phổ biến kiến thức (tài liệu, phương pháp trồng, công dụng và cách làm thị trường) và hạt giống cây Hibiscus lên các vùng Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Yên Bái. Số lượng ước tính các hộ dân trồng cây Hibiscus trong các khu vực này cũng đã lên tới con số 400 hộ. Rất nhiều người trồng cây khi thấy giá trị kinh tế cũng đã chia sẻ cho những người khác cùng làm.
Năm 2006: 30kg hạt giống Hibiscus cũng đã được chia sẻ vào vùng Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc.
Năm 2012: Công ty Thảo Mộc kết hợp với Trường Đại học Lương Thế Vinh (Tỉnh Nam Định) trồng thay cây lạc. Công ty cũng ký hợp đồng thu mua đài quả với 70 hộ dân thuộc xã Ý Yên.
Năm 2013: Công ty Thảo Mộc cũng giúp nhóm người nghèo, dân tộc Thái (Tuần Giáo, Điện Biên) bỏ cây thuốc phiện và trồng cây Hibiscus. Trong năm đầu tiên, Công ty cũng đã thu mua đài quả cho 10 hộ dân.
Thông tin liên hệ:
1. Địa chỉ Công ty Thảo Mộc:
- HN: Số 7 ngõ 36 phố Triều Khúc / Quận Thanh Xuân.
- Tp.HCM: 443 đường Tô Ngọc Vân / khu phố 7 / Phường Thạnh Xuân / Quận 12.
2. Hotline: 096.122.3485
3. Email: [email protected]
4. Fanpage: Thảo Mộc Hibiscus
5. Giờ làm việc:T2 – T6: 8:30 AM – 22:00 PM / T7: 8:30 AM – 13:00 PM
6. Địa chỉ nhà máy: Lô E2C – Cụm CN thực phẩm Hapro – Lệ Chi – GIa Lâm – Hà Nội