Hibiscus là loại cây thảo mộc có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe và đang ngày càng được chưa chuộng. Các nhà khoa học ở cả Tây y và Đông y đều khẳng định rằng trong cây Hibiscus và hoa Hibiscus có chứa hàm lượng lớn những vitamin, khoáng chất, thậm chí loại cây này còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, Hibiscus cũng đã dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực ẩm thực. Quá trình để trồng và sản xuất ra những sản phẩm từ hoa Hibiscus mất rất nhiều thời gian cũng như công sức. Thảo Mộc hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về hành trình phát triển của giống cây đặc biệt này.
Kỹ thuật trồng cây Hibiscus chuẩn khoa học
Hibiscus tên khoa học đầy đủ là Hibiscus Sabdariffla Linn, tên thương mại là Roselle. Ở Việt Nam, giống cây này thường được gọi với những tên khác như hồng hoa, bụt giấm, bụp giấm, atisso đỏ,… Năm 1992, một giáo sư người Đức tên Jnoen đã đem giống cây này sang Việt Nam để hợp tác nghiên cứu và phát triển. Sau khoảng thời gian ngắn, phía giáo sư phải quay trở về Đức, nhà khoa học lâm nghiệp Mai Thị Tấn đã là người tiếp tục tiến hành nghiên cứu và phát triển Hibiscus ra khắp Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của bà Tấn, Hibiscus có đặc tính không kén đất, ưa những vùng đất đồi núi, ưa nắng và khả năng chống chịu cực kỳ tốt. Hibiscus cực kỳ phù hợp với nền khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Vì vậy giống cây này được trồng rộng khắp từ Bắc vào Nam, đặc biệt được trồng rộng rãi ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Đà Lạt, Bình Thuận, Bà Rịa, Đồng Nai,…
Cây hoa Hibiscus đặc biệt dễ trồng, có thể trồng bằng hạt và trồng tại các vườn gia đình để lấy đài hoa làm nước uống và làm thuốc rất tốt cho sức khỏe. Còn ở những vườn chuyên trồng hoa để phục vụ sản xuất thực phẩm và xuất khẩu sẽ có quy trình trồng yêu cầu cao hơn.
1. Kỹ thuật trồng cây Hibiscus
Hibiscus có thể sinh trưởng tốt được ở cả những vùng đất xấu, vùng đất ít dinh dưỡng. Loại đất phù hợp nhất để gieo trồng cây là đất pha cát, thịt nhẹ và có độ PH rơi vào khoảng từ 6 – 7. Trước khi tiến hành gieo trồng, người dân cần phải làm sạch cỏ trước từ 15 – 20 ngày để tránh ảnh hưởng tới cây. Sau khi cỏ chết, người trồng tiến hành cày bừa để đất được tơi xốp và thực hiện đánh luống (rộng 1m2) hoặc đánh rãnh ( cách nhau 30 – 35cm) để tiến hành gieo hạt.
Mật độ trồng được quy định như sau:
- Nếu đất xấu, nhiều sỏi đá, cằn cỗi thì cây cách cây 80 x 80cm. Hàng cách hàng 1 – 1,2 m.
- Nếu đất tốt, màu mỡ thì cây cách cây 1 x 1,2m. Hàng cách hàng 1,2 – 1,5m.
Quá trình trồng Hibiscus cực kỳ nhàn, không cần phải bỏ nhiều công chăm sóc. Cả quá trình trồng cây, nếu như đất xấu thì người trồng cần bón phân khoảng 2 – 3 lần. Còn nếu đất tốt thì hai vụ đầu tiên hầu như không cần phải bón phân cây vẫn phát triển tốt bình thường. Cách bón phân cho cây được chia thành 2 giai đoạn gồm bón lót và bón thúc:
- Giai đoạn bón lót: Bón phân khi gieo hạt, sau khi đánh luống, bổ hốc (hốc sâu 13 – 15cm), mỗi hốc bỏ 300 – 500g phân chuồng đã ủ hoặc 3 – 4kg đạm/ kali/ sào chia đều cho từng hốc.
- Giai đoạn bón thúc được thực hiện khi cây đã bắt đầu ra nụ: Mỗi sào dùng từ 3 – 4kg lân/ kali (nên là kali) để hoa và quả ít rụng, quả cũng sẽ to tròn và mập hơn. Nếu đất xấu thì cần bón thúc cho cây từ tháng 8 để cây kịp phát triển và ra quả đúng vụ.
Sau giai đoạn làm đất, người trồng bắt đầu thực hiện gieo hạt. Hạt Hibiscus cần được xử lý bằng nước 2 sôi 3 lạnh (trong 2 – 4 tiếng) trước khi gieo hạt để cây nảy mầm nhanh hơn. Mỗi hốc cây nên gieo từ 3 – 4 hạt để phòng trừ kiến tha hoặc hạt bị thối, hỏng không nảy mầm. Lấp đấp miệng hấp cao khoảng 1 – 2cm và thực hiện tưới nước. Nhưng thường vụ trồng hoa Hibiscus sẽ rơi vào mùa mưa nên công đoạn tưới nước này không cần phải thực hiện.
Khi các cây con đã lên được 12 – 14 lá (cao khoảng 20 – 25cm) bắt đầu tiến hành tỉa cây, nhổ bỏ những cây yếu và chỉ để mỗi hốc 1 cây tốt nhất.
2. Tại sao không phải đơn vị nào cũng trồng thành công Hibicus
Mặc dù nổi tiếng là giống cây chăm nhàn và có thể sống được ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau nhưng không phải lúc nào trồng cũng thành công và đạt được năng suất tốt. Ngoài những vấn đề về chăm sóc thì vấn đề nguồn giống cũng cực kỳ quan trọng. Nếu người dân mua phải loại giống không chất lượng, không thuần chủng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh của cây.
Công ty Thảo Mộc là đơn vị tiên phong và uy tín có thể cung cấp được những hạt giống Hibiscus có chất lượng tốt nhất do nhà khoa học Mai Thị Tấn nghiên cứu và sàng lọc. Nhờ đó sẽ làm giảm hiện tượng thoái hóa giống, giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh, chống chịu được sâu bệnh hại và cho năng suất quả cao hơn.
Thời điểm trồng và thu hoạch hoa Hibiscus
Hibicus (Hồng hoa) có thể được trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời gian phù hợp nhất để gieo trồng là vào khoảng tháng 2, 3 dương lịch và cây sẽ cho quả sau 9 tháng. Vào đầu tháng 9 cây bắt đầu có nụ, thời điểm có bông hoa Hibiscus đầu tiên nở sẽ là cuối tháng 9, đầu tháng 10. Ngày hoa nở còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, thời tiết khu vực và thời gian gieo hạt của từng địa phương nên sẽ có sự chênh lệch nhau ít ngày. Thường đối với một số vùng như Lương Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn,… (Hòa Bình) do điều kiện khí hậu đặc biệt nên người dân thường gieo trồng sớm hơn những vùng khác.
Kế tiếp đó 3 tuần hoa sẽ bắt đầu nở rất rộ. Hoa nở từ 5 sáng tới 12h trưa thì rụng và quả bắt đầu lớn dần. Quả lớn rất nhanh chỉ khoảng 20 – 25 ngày, đường kính có thể lên tới 2,5 – 3cm. Tuy nhiên, cần phải chờ tới ngày thứ 35 sau ngày nở hoa thì quả mới có nhiều chất dinh dưỡng nhất, quả có màu đỏ tươi, mọng nước. Đây cũng là thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch quả. Một số ít sẽ đạt từ 25 – 35 ngày hoặc 40 – 45 ngày sau nở hoa. Người trồng nên canh chuẩn thời điểm để thu hoạch quả sẽ đạt sản lượng tốt và giá thành cũng cao hơn. Thông thường thời gian thu hoạch sẽ rơi vào tháng 11. Ở những vùng trồng sớm có thể thu quả từ tháng 8.
Thường sẽ phải chia thành 2 – 3 lần thu hái. Lần 1, 2 nên dùng kéo cắt hết những quả to trước, lần 3 thì cắt hết những cành có quả. Nên thu hoạch Hibiscus vào lúc hết sương để quả không bị ướt sẽ nhanh lên men, nhanh thối. Sau khi thu hoạch quả về cần phải đổ rải ra bạt để hong 1 ngày cho quả héo, tránh thối mốc và bóc tách quả dễ hơn.
Phần đài quả chính là “nhân vật chính” được sử dụng nhiều nhất. Đài quả có thể được chế biến thành mứt, ngâm đường làm siro, sấy khô để pha trà, làm bánh,… đặc biệt là được lên men để làm rượu Hibiscus với hương vị thơm ngon mới lạ.
Lời kết
Để có thể đưa tới tay người tiêu dùng những đài quả Hibicus tươi ngon, những sản phẩm Hibiscus chất lượng cần mất rất nhiều thời gian. Đây là loại thảo dược lành tính và đặc biệt tốt cho sức khỏe, vì vậy mọi người nên sử dụng Hibiscus thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với Thảo Mộc Hibiscus để được tư vấn nhé!
Thông tin liên hệ:
1. Website: thaomochibiscus.vn
2. Hotline: 096.122.3485
3. Fanpage: Thảo Mộc Hibiscus hoặc Quà Tết Hibiscus since 1992
4. Email: [email protected]
5. Địa chỉ công ty:
- Hà Nội: Số 7 / Ngõ 36 Phố Triều Khúc / Phường Thanh Xuân Nam / Quận Thanh Xuân.
- Sài Gòn: 443 đường Tô Ngọc Vân, khu phố 7, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ nhà máy: Lô E2C KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội.