Hibiscus Sabdariffla Linn là tên khoa học đầy đủ của cây thảo dược Hibicus. Nhưng trong dân gian, loài cây này còn được biết đến với những tên gọi khác là hoa Atiso đỏ, bụp giấm,… Vì tên gọi Atiso đỏ nên nhiều người đã nhầm lẫn đây là loại hoa có họ hàng với cây hoa Atiso xanh Đà Lạt. Nhưng thực chất đây lại là hai giống cây hoàn toàn khác nhau. Ngoài hình thức, công dụng của từng loại cây với sức khỏe cũng khác hẳn nhau. Vậy sự khác biệt ấy gồm những gì? Hãy cùng Thảo Mộc Hibiscus tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Nguồn gốc của Hibiscus (Atiso đỏ) và Atiso xanh Đà Lạt
Trước khi tìm điểm khác biệt, chúng ta cũng nên biết rằng cả hai loại cây Hibiscus và Atiso đều không phải là giống cây có nguồn gốc tại Việt Nam. Cả hai đều là giống cây du nhập, sau đó được nghiên cứu và trồng tại Việt Nam. Dần dần, hai loại cây này đã trở thành giống cây thảo mộc được ưa chuộng tại nước ta. Được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, việc gieo trồng Hibiscus và Atiso còn giúp tạo ra thu nhập ổn định, nâng cao cuộc sống cho người nông dân Việt Nam.
Cây Hibiscus (hay còn gọi là Atiso đỏ) có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Bắc Phi xa xôi. Vào năm 1992, loài cây này theo chân một vị giáo sư người Đức tới Việt Nam theo một hợp tác nghiên cứu khoa học. Sau đó, Hibiscus gắn liền với nhà khoa học Mai Thị Tấn. Bà là người đã dành trọn cả cuộc đời để nghiên cứu, và tìm tòi kỹ thuật gieo trồng Hibiscus như: nghiên cứu thời gian trồng, thực hiện tuyển chọn giống, mật độ gieo trồng, chế độ bón phân, cách phòng trừ sâu bệnh, phơi sấy, bảo quản, cách chế biến,…
Mặc dù được gọi là Atiso xanh Đà Lạt nhưng giống cây này lại không có nguồn gốc từ đây. Thực chất, cây Atiso có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và có tên gọi khoa học là Cynara Scolymus. Atiso đã nổi tiếng trên Thế giới từ cách đây hàng trăm năm. Loại thảo mộc này được con người sử dụng để làm thực phẩm chăm sóc sức khỏe do có hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vào khoảng thế kỷ XX, khi Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta đã đem theo giống cây này sang và gieo trồng ở nhiều vùng khác nhau là Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Lào Cai.
Những sự khác nhau và cách phân biệt hai loại hoa
1. Sự khác nhau về hình thức
Cây Hibicus (atiso đỏ) thuộc họ bông, là loại cây sống một năm, thân thảo, có thân màu tím nhạt cao khoảng 1.5 – 2m. Cây phân nhánh nhiều ở gần gốc. Lá cây có dạng hình trứng có răng cưa quanh mép, có vị chua nên còn được dùng để làm nhiều món ăn khác nhau. Hoa mọc đơn ở nách và gần như không có cuống. Quả nang có hình trứng, mang đài màu đỏ và có lông thô bao quanh bên ngoài. Hibiscus là giống cây khá đặc biệt. Chúng là giống cây ưa nắng nên có thể sống được ở nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau. Đặc biệt được trồng nhiều ở các vùng đồi núi, nắng nóng. Ví dụ như: Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tây,…. Mặc dù cũng được trồng ở Đà Lạt nhưng hoa Hibiscus ở đây không được đánh giá cao như các vùng khác.
Atiso xanh là giống cây thân thảo, thuộc họ cúc, có chiều cao khoảng hơn 1m – 2m và rất cứng, có phủ lông trắng bên ngoài. Lá cây to, dài và mọc so le, ở mặt dưới có lông, mặt trên có màu xanh lục. Khác với Hibiscus, hoa của cây Atiso có hình đầu, to, sẽ chỉ mọc ở phần ngọn, có thể màu xanh, tím hoặc màu đỏ. Hoa có lông to mềm, màu tím nhạt. Hoa Atiso có nhiều cánh nhỏ bên ngoài, mọc so le nhau được gọi là lá bác. Lá này khá to, dày, nhọn và cứng.
Atiso là giống cây phù hợp với khí hậu ôn đới mát mẻ. Dù được gieo trồng ở nhiều tỉnh khác nhau nhưng chỉ có Đà Lạt và Sapa là thực hiện gieo trồng phổ biến giống cây này. Trong đó, hoa Atiso ở Đà Lạt nổi tiếng và được ưa chuộng nhiều nhất. Các nhà khoa học đã đánh giá hoa Atiso của vùng Đà Lạt có chứa hàm lượng vitamin cùng các dưỡng chất cao hơn hẳn các vùng khác. Có được lợi thế này nên Đà Lạt đã phát triển rộng rãi cây Atiso để trở thành một đặc sản của “xứ sở ngàn hoa”.
2. Công dụng của từng loại hoa
2.1. Công dụng của Hibiscus (Atiso đỏ)
Hoa Hibiscus (Atiso đỏ) được chứng minh là loại thảo mộc có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và dược tính tốt cho sức khỏe. Vì vậy, Hibiscus được khuyên sử dụng nhiều để bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Hibiscus Sabdariffla có những công dụng nổi bật sau:
- Hỗ trợ hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.
- Bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin A, C, D, E… Giàu các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da, trẻ hóa cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân, giải tỏa stress, tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
- Giảm nguy cơ ung thư, các bệnh về tim mạch, tăng cường chức năng của gan.
- Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, chống táo bón.
- Nâng cao khả năng miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C cao.
Để tận dụng được hết công dụng, trong dân gian đài quả Hibiscus được sử dụng để pha trà, làm nước siro, mứt, làm món ăn, đặc biệt là làm rượu vang Hibiscus,… Phần đài quả là phần được sử dụng nhiều nhất. Phần lá của cây cũng có thể dùng làm thực phẩm, chế biến ra món canh chua rất ngon. Dầu được ép từ hạt Hibiscus còn có tác dụng chống nấm và các bệnh ngoài da.
>>>3 Bước làm món mứt Atiso đỏ ( mứt Hibiscus ) đơn giản,dùng được cả năm
=> Lưu ý:
- Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú không nên sử dụng các sản phẩm từ Hibiscus.
- Hibiscus không được chế biến ở nhiệt độ cao vì điều này khiến các hoạt chất có trong hoa bị mất tác dụng.
- Nên sử dụng Hibiscus với liều lượng thích hợp, không nên dùng quá nhiều vì có thể gây ngộ độc.
2.2. Công dụng của Atiso xanh
Trong Atiso có chứa cực kỳ nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Loại cây này cũng có thể sử dụng được tất cả các bộ phận để chế biến thành thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: trà Atiso túi lọc, cao Atiso, Atiso khô,… Một số công dụng của Atiso đã được nghiên cứu như:
- Atiso giúp làm tăng chức năng gan, làm mát gan, giúp gan đào thải chất độc tốt hơn. Đặc biệt là phòng chống các loại bệnh như: gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…
- Các sản phẩm từ Atiso giúp kích thích sự điều tiết, lưu thông tuyến mật.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Làm giảm các triệu chứng buồn nôn.
- Làm giảm hàm lượng Cholesterol xấu, giảm khả năng mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.
- Atiso có công dụng cải tạo và làm đẹp làn da.
- Chống lại được quá trình oxy hóa của cơ thể, giúp cơ thể và làn da tươi trẻ lâu hơn, tràn đầy sức sống.
- Bổ sung hàm lượng chất xơ lớn cho cơ thể.
- Phòng ngừa được quá trình hình thành khối u ung thư.
- Ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch.
3. Cách phân biệt hai loại hoa dựa vào mùa vụ
Cây Atiso có mùa vụ chính rơi vào tháng 4 – 5. Mùa vụ phụ rơi vào tháng 6, 7. Lúc này bạn có thể mua hoa tươi về để chế biến thành món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình. Hoặc có thể đun nước hãm trà Atiso tươi rất tốt cho sức khỏe.
Còn Hibiscus (Atiso đỏ) thường sẽ được gieo trồng vào mùa Xuân, khoảng tầm tháng 2, 3. Cây sẽ cho quả sau 9 tháng, vì thế chính vụ Hibiscus sẽ rơi vào khoảng tháng 11. Hoặc ở một số vùng trồng sớm thì sẽ có hoa bán từ tháng 8. Mọi người có thể mua hoa tươi về để tự sên mứt, làm siro, nấu canh chua, làm salad hay làm bánh đều rất ngon.
Lời kết
Cả Hibiscus (Atuso đỏ) và Atiso xanh đều là những loại thảo mộc tốt cho sức khỏe của con người. Vì vậy, bạn hãy sử dụng những sản phảm có chiết xuất từ hai loại cây này thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật nhé. Thảo Mộc Hibiscus since 1992 hiện nay đang là công ty chuyên cung cấp và phân phối những sản phẩm có nguồn gốc từ Hibicus như: trà, mứt, rượu vang Hibiscus, quà tết, và rất nhiều loại trà thảo mộc khác nhau. Thương hiệu Thảo Mộc đã được khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm trong suốt nhiều năm liền. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn bạn nhé!
Thông tin liên hệ:
1. Website: thaomochibiscus.vn
2. Hotline: 096.122.3485
3. Fanpage: Thảo Mộc Hibiscus hoặc Quà Tết Hibiscus since 1992
4. Email: [email protected]
5. Địa chỉ công ty:
- Hà Nội: Số 7 / Ngõ 36 Phố Triều Khúc / Phường Thanh Xuân Nam / Quận Thanh Xuân.
- Sài Gòn: 443 đường Tô Ngọc Vân, khu phố 7, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ nhà máy: Lô E2C KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội.