Có thể bạn đã biết, hoa cúc là một trong những loại hoa được trồng nhiều nhất trên Thế giới. Hoa cúc được trồng ở nhiều nơi trên thế giới do có khả năng chịu được nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Những bông hoa cúc xinh đẹp đa dạng màu sắc từ vàng đến đỏ tươi, màu trắng, một số loại còn có màu đặc biệt hơn như xanh hoặc tím. Từ nhiều thế kỷ trước, hoa cúc đã trở thành nguồn cảm hứng để sáng tác nghệ thuật. Hoa cúc không chỉ đẹp để nhìn ngắm. Hoa cúc cũng có thể ăn được nên được sử dụng rất nhiều trong chế ẩm thực như làm trà uống nước. Hơn nữa, hoa cúc cũng đã được nghiên cứu và chứng minh về công dụng trong y học nên đã được đưa vào sử dụng trong nhiều năm.
Trà hoa cúc được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc
Từ hàng trăm năm trước, hoa cúc đã được sử dụng trong y học Trung Quốc. Người ta sử dụng nó để điều trị các vấn đề về hô hấp, cao huyết áp và cường giáp. Bên cạnh đó, nhiều người cũng sử dụng hoa cúc để làm giảm viêm, an thần và giảm đau thần kinh.
Tiến sĩ JD Yang là một chuyên gia về y học tổng hợp của Trung Quốc, đồng thời là người sáng lập ra Tao Integrative. Ông nói: “Y học Trung Quốc phân loại các loại thảo mộc dựa trên các đặc tính năng lượng hơn là các thành phần hóa học. Hoa cúc có công dụng thanh nhiệt, có khả năng làm dịu, làm mát. Nó có mối quan hệ đặc biệt với các nguồn năng lượng dẫn đến phổi, gan, lá lách và thận”.
Những công dụng này của hoa cúc không được nghiên cứu chuyên sâu vào thời điểm đó. Tuy nhiên, với lịch sử sử dụng lâu dài , hoa cúc vẫn được sử dụng rộng rãi là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hoa cúc, hay “ju hua” (tên gọi theo tiếng Trung Quốc) cũng được khuyên dùng để giảm sốt và các triệu chứng cảm lạnh trong giai đoạn đầu.
Dược tính của hoa cúc đã được khoa học hiện đại chứng minh
Khi khoa học phát triển, hoa cúc đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu thành phần và những lợi ích y học vì sự nổi tiếng trong lĩnh vực y học cổ truyền. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số chất hóa học chiết xuất từ hoa cúc có thể làm giảm viêm nhiễm. Một phát hiện khác cũng cho thấy chiết xuất hoa cúc có thể giúp điều trị các chứng rối loạn xương như loãng xương.
Nhà dinh dưỡng Renee Rosen, được đào tạo tại Viện Dinh dưỡng Tổng hợp, đã có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về hoa cúc. Bà nói:
“Các chiết xuất của hoa cúc rất tốt. Tuy nhiên, để dược tính của hoa có thể phát huy hết tác dụng phải mất một thời gian khá dài. Mọi người không nên quá kỳ vọng rằng sử dụng trà hoa cúc có thể giúp bạn hồi phục bệnh loãng xương một cách thần kỳ, hoặc làm dịu thần kinh chỉ sau một đêm. Chúng ta nên sử dụng trà hoa cúc đúng liều lượng, không lạm dụng sản phẩm quá mức. Khi sử dụng nên đảm bảo độ tinh khiết, không nên kết hợp với quá nhiều sản phẩm khác vì sẽ làm giảm những dược tính tốt của hoa. Và cuối cùng, mọi người nên sử dụng trà hoa cúc trong thời gian dài để có thể cảm nhận được công dụng từ loại thảo dược này.”
Bà Rosen cũng đã dành ra khá nhiều thời gian để nghiên cứu về tác dụng thanh nhiệt và chống viêm của hoa cúc. Cuối cùng, bà khẳng định rằng hoa cúc có khả năng thanh nhiệt, giải độc tuyệt vời. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có khả năng điều trị chứng mất ngủ, hạ huyết áp, chống một số bệnh về tim mạch, ngăn ngừa ung thư. Thường xuyên sử dụng trà hoa cúc hay các sản phẩm được chế biến từ loài hoa này cũng sẽ giúp làm sáng da, điều trị mụn, giảm tình trạng thâm nám trên da.
Sử dụng trà hoa cúc bao nhiêu là đủ?
Mặc dù y học cổ truyền và các nghiên cứu hiện đại đều chỉ ra rằng hoa cúc và trà hoa cúc là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe tuyệt vời. Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta có thể sử dụng trà hoa cúc một cách bừa bãi bởi vì sẽ rất gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Lời khuyên của các bác sĩ chỉ ra mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa 3 tách trà hoa cúc. Nên sử dụng đúng liều lượng hoa cúc như hướng dẫn và pha cùng với 2 lít nước và dùng trong ngày, không sử dụng trà đã để qua ngày hôm sau.
Cách pha trà hoa cúc cũng cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nếu bạn sử dụng hoa cúc tự trồng, hãy cắt lấy phần bông hoa và phơi/ sấy thật khô và bảo quản nơi khô ráo. Hoặc bạn cũng có thẻ tìm mua hoa cúc khô tại các cửa hàng chuyên bán trà thảo mộc với giá thành không quá cao.
Sau khi đã có hoa cúc khô, bạn cần chuẩn bị thêm nước đun sôi 100 độ C. Dùng 3 – 6 bông hoa cúc khô thả vào bình, ly nước nóng và đạy nắp lại cho đến khi hoa đã nở hết rồi thưởng thức. Trà hoa cúc tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được sản phẩm. Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà.
Những tác dụng phụ khi sử dụng trà hoa cúc
Trà hoa cúc rất an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng vẫn có một số trường hợp đặc biệt, có những người vẫn bị tác dụng phụ khi sử dụng loại trà này. Nếu bạn là một người bị dị ứng với hoa cúc hoặc những loài hoa có phấn, có mùi hương thì khả năng cao bạn cũng có thể bị dị ứng với hoa cúc.
Hãy dừng sử dụng trà ngay lập tức nếu như bạn gặp phải các tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, bị kích ứng hoặc cảm thấy khó thở. Một số dược tính có trong hoa cúc có thể có tương tác với các loại thuốc kê đơn nên bạn cần phải hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Dầu hoa cúc rất mạnh và nên được sử dụng cẩn thận. Một trong những hoạt chất của hoa là chất pyrethrum, được sử dụng trong nhiều loại thuốc trừ sâu.lâu dài với sản phẩm có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và miệng của bạn.
Kết luận
Nói tóm lại, hoa cúc hay trà hoa cúc vẫn là một sảm phẩm tốt cho sức khỏe. Nếu bỏ thời gian ra tìm hiểu kỹ và biết cách sử dụng đúng, trà hoa cúc chính là một sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, sắc đẹp hoàn hảo với giá thành rẻ. Ngoài trà hoa cúc, một số loại trà thảo mộc khác như: trà Hibiscus, trà atiso, trà cam thảo,… cũng rất được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi.
Thảo Mộc Hibiscus là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ thảo mộc Hibiscus bao gồm: đài quả khô Hibiscus, rượu vang Hibiscus, các loại bánh mứt, kẹo và nhiều loại trà thảo mộc nổi tiếng. Chất lượng của các sản phẩm từ công ty Thảo Mộc đã được khách hàng khẳng định suốt nhiều năm nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm hay cần được tư vấn chi tiết các bạn vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Thông tin liên hệ:
1. Website: thaomochibiscus.vn
2. Hotline: 096.122.3485
3. Fanpage: Thảo Mộc Hibiscus hoặc Quà Tết Hibiscus since 1992
4. Email: [email protected]
5. Địa chỉ công ty:
- Hà Nội: Số 7 / Ngõ 36 Phố Triều Khúc / Phường Thanh Xuân Nam / Quận Thanh Xuân.
- Sài Gòn: 443 đường Tô Ngọc Vân, khu phố 7, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ nhà máy: Lô E2C KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội.