Nét đẹp trong văn hóa tặng quà của người Nhật

van-hoa-tang-qua-cua-nguoi-nhat

Nhật Bản vẫn được biết tới là một quốc gia rất coi trọng phép tắc, lễ nghĩa. Người Nhật cũng rất thích được nhận quà. Lâu dần, hành động này đã trở thành một thói quen, một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống, một nét văn hóa đẹp của người dân xứ hoa anh đào. Văn hóa tặng quà của người Nhật Bản được nhận xét là tinh tế nhưng cũng có rất nhiều yêu cầu khắt khe từ cách gói quà đến cách tặng quà.

Văn hóa tặng quà của người Nhật đã có từ lâu đời

Phong tục tặng quà này đã có từ lâu đời và được duy trì tới ngày nay. Trong văn hóa Nhật Bản, người Nhật chia thành 2 mùa chính để mọi người có thể tặng quà cho nhau, đó là Chugen và Seibo. Chugen là mùa quà tặng diễn ra vào giữa năm, bắt đầu vào cuối tháng 6. Còn Seibo là mùa quà tặng cuối năm, rơi vào khoảng cuối tháng 12. Mục đích khi tặng quà vào hai dịp này là để bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã giúp đỡ mình.

van-hoa-tang-qua-cua-nguoi-nhat
Văn hóa tặng quà của người Nhật đã có từ lâu đời

Các vị phụ huynh thì tặng quà cho giáo viên đã dạy dỗ con mình, tặng quà cho bác sĩ riêng của gia đình, nhân viên tặng quà cho vị quản lý đã chỉ dẫn mình,… Văn hóa tặng quà của người Nhật cũng không chỉ bó hẹp ở mức cá nhân hay gia đình mà còn mở rộng ra các công ty như: tặng quà cho công nhân viên, tặng quà cho đối tác, khách hàng,…

Tại Nhật Bản, quà tặng đã trở thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Quà tặng còn là sợi dây kết nối con người lại với nhau. Vì vậy, người dân Nhật Bản không chỉ tặng quà cho nhau vào những dịp Tết, Giáng sinh, những ngày lễ truyền thống lớn,… mà họ còn tặng quà cho nhau trong sinh hoạt thường ngày. Điển hình như những dịp mừng tân gia nhà mới, mừng tốt nghiệp, tìm được một công việc tốt, nghỉ hưu, tặng quà cảm ơn khi được mời đến nhà dùng bữa,… Vì vậy, Nhật Bản còn được biết đến với tên gọi là “thiên đường tặng quà cho nhau”.

Quan niệm về quà tặng gắn liền với văn hóa Nhật Bản

Quà tặng không chỉ là lời chúc mà còn gắn liền với văn hóa Nhật Bản. Người Nhật tặng quà cho nhau nhiều, có thể không quá đề cao giá trị về vật chất nhưng mỗi món quà lại mang một biểu trưng riêng, gắn liền với văn hóa quốc gia. Ví dụ, quà tặng là xôi đậu đỏ sẽ biểu trưng cho sự may mắn. Khi tặng đôi đũa vì đũa luôn có đôi có cặp, biểu trưng cho sự gắn kết, và theo quan niệm của người Nhật đũa được dùng để gắp nên còn mang hàm ý gắp được những may mắn, những cơ hội tốt, việc làm tốt.

van-hoa-tang-dua-cua-nguoi-nhat
Người Nhật thường chọn đũa làm quà tặng thể hiện sự may mắn

Người Nhật Bản vốn dĩ rất cầu kỳ và tỉ mỉ trong mọi thứ, và việc tặng quà cũng không ngoại lệ. Món quà có thể không quá giá trị, đắt tiền nhưng phải được gói ghém tỉ mỉ. Chỉ cần nhìn qua cách chuẩn bị gói quà người Nhật có thể đánh giá tính cách, tình cảm và sự cẩn thận của người tặng quà. Từng miếng vải, tờ giấy gói quà, nơ buộc, cách thắt nơ cũng phải được chú ý nếu không sẽ được đánh giá là tặng quà không có tâm, sẽ làm mất lòng người nhận.

Loại giấy gói quà được sử dụng là loại giấy Nhật, được cột bằng loại dây hai màu đã được tẩy tịnh gọi là Mizuhiki, đính kèm theo đó là Noshi. Gói quà phải đủ 3 lớp bên trong, 3 lớp bên ngoài và thắt lại bằng sợi dây lụa hay dây giấy thành hình chiếc nơ xinh xắn. Người Nhật còn để ý tới cả nút thắt vặn khi buộc nơ cho hộp quà. Trong văn hóa Nhật Bản, họi cho rằng những nút thắt vặn đó được gửi gắm linh hồn con người. Vì thế, khi tặng quà chúc mừng phải sử dụng dây giấy 2 màu đỏ – trắng và thắt theo hình chiếc kéo, biểu trưng cho sự may mắn. Ngược lại, vào những dịp buồn sẽ sử dụng dây giấy đen – trắng để thể hiện sự buồn đau, xua tan những đen đủi.

Sau khi đã gói quà tươm tất, người Nhật sẽ sử dụng thêm một miếng khăn vải lụa (hoặc sợi tổng hợp, bông,..) trơn hoặc có hoa văn, họa tiết khác nhau bọc ra bên ngoài để bảo vệ món quà và cũng thuận tiện cho việc vận chuyển. Chiếc khăn này sẽ được gọi với cái tên Furoshiki. Khi bọc quà, khăn phải bọc kín hộp quà bên trong và thắt thành hình chiếc nơ 2 cánh, 4 cánh xinh đẹp để cầm tay.

Những điều kiêng kị khi tặng quà của người Nhật

Khi tặng quà cho người Nhật cẩn phải nắm được những điều kiêng kị sau:

– Không tặng quà có có bộ 4 hoặc 9, hay liên quan gì đến hai con số này. Vì theo quan niệm của người Nhật, số 4 đồng âm với chữ “tử (chết)”, số 9 đồng âm với từ có nghĩa “chịu đựng” mang hàm ý người nhận sẽ phải chịu đựng những điều không may mắn, khổ đau.

– Không tặng những món đồ như: lược chải tóc vì cũng mang ý nghĩa khổ đau, chết chóc; không tặng quà có hình con cáo vì liên tưởng tới sự gian trá, xảo quyệt; không tặng quả lê vì đồng âm với của từ có nghĩa “không có gì” hàm ý là không có tiền đồ, tài sản.

– Khi đi thăm người ốm nhất định phải tránh những loại hoa sau: không tặng những loại hoa có mùi quá đậm, nồng; không tặng hoa màu đỏ (giống với màu của máu); hoa anh thảo (liên tưởng tới sự khổ đau); hoa cúc (liên tưởng tới đám tang); hoa trà (liên tưởng tới cái chết); hoa loa kèn (dành cho đám tang); hoa cẩm tú cầu (liên tưởng tới sự phai nhạt);… Đặc biệt không được tặng những loại hoa vẫn được trồng trong chậu vì đồng âm với từ có nghĩa “ngủ mãi”, tức ám chỉ người bệnh lâu khỏi, nhanh chết.

cach-goi-qua-kieu-nhat-ban
Khi tặng quà, người Nhật cũng có rất nhiều kiêng kị

– Không tặng trà vào những dịp chúc mừng vì trà được coi là đồ tạ lễ, thường được gia chủ mời khách sau khi gia đình kết thúc đám tang.

– Không tặng đồ liên quan đến thủy tinh, sành sứ,… những món đồ dễ vỡ đó sẽ mau vỡ, không đem lại sự may mắn.

– Không tặng các đồ vặt sắc nhọn như dao, kéo,… vì thể hiện sự chia cắt, không hạnh phúc.

– Không tặng cà vạt, vòng cổ cho những người không thân thiết vì sẽ mang hàm ý chói buộc họ.

– Không tặng các món đồ như máy trợ thính, kính lão, giày dép cho người lớn tuổi khi tới dự lễ mừng thọ. Những món đồ này sẽ khiến họ hiểu rằng bạn chê họ già, là một sự xúc phạm.

Lời kết

Văn hóa tặng quà tết của người Nhật khá thú vị. Người dân Nhật Bản rất coi trọng sự gắn kết cộng đồng vì vậy việc tặng quà để tạo mối liên kết giữa mọi người với nhau là điều rất bình thường. Họ không xem việc tặng quà như một hình thức hối lộ (khi tặng quà cho cấp trên của mình). Thông qua văn hóa tặng quà, phản ánh rõ nét những đức tính tốt đẹp của người Nhật như đức tính khiêm nhường, tỉ mỉ, tinh tế, trọng lễ nghĩa,…

Tại Việt Nam, thương hiệu Thảo Mộc Hibiscus since 1992 hiện đang là công ty chuyên sản xuất và cung cấp những sản phẩm từ Hibiscus như Rượu vang Roselle Hill, các set quà Tết đẹp với mức giá tốt nhất mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Các sản phẩm của Thảo Mộc luôn đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn! Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ theo thông tin sau để được tư vấn tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

1. Website: thaomochibiscus.vn

2. Hotline: 096.122.3485

3. Fanpage: Thảo Mộc Hibiscus hoặc Quà Tết Hibiscus since 1992

4. Email: [email protected]

5. Địa chỉ công ty:

  • Hà Nội: Số 7 / Ngõ 36 Phố Triều Khúc / Phường Thanh Xuân Nam / Quận Thanh Xuân.
  • Sài Gòn: 443 đường Tô Ngọc Vân, khu phố 7, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ nhà máy: Lô E2C KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.122.3485