Trà hoa đậu biếc vẫn nổi tiếng là một loại trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, thậm chí nhiều người còn thổi phồng công dụng của loại trà này giống như “thần dược trị bách bệnh”. Nhưng theo các chuyên gia y học, việc lạm dụng trà hoa đậu biếc sẽ gây tác dụng ngược cho sức khỏe người dùng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại trực tiếp cho cơ thể. Vì thế khi sử dụng loại trà này bạn cần nắm được các lưu ý dưới đây.
Những đối tượng không được sử dụng trà hoa đậu biếc
Không phải tất cả các đối tượng đều dùng được trà hoa đậu biếc. Theo nhiều chuyên gia y học, có tới 5 nhóm người cần phải hạn chế việc sử dụng trà hoa đậu biếc để có thể đảm bảo sức khỏe.
1. Những người bị huyết áp thấp
Theo Đông y, hoa đậu biếc là một loại hoa có nhiều dược tính tốt. Sử dụng hoa đậu biếc làm thực phẩm có thể giúp an thần, chống lo âu, chống trầm cảm, lợi tiểu, giải nhiệt,… Tuy nhiên, loại hoa này lại mang tính hàn cao nên không phù hợp với những người có tiền sử và đang mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu đối tượng này sử dụng trà hoa đậu biếc quá nhiều có thể sẽ rất đến tình trạng lạnh bụng hoặc chóng mặt, buồn nôn. Nếu muốn sử dụng hoa đậu biếc để chăm sóc sức khỏe thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Người đang dùng thuốc chống đông máu
Trong hoa đậu biếc có chứa chất chống đông máu anthocyanin nên sẽ làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, làm thuốc mất đi tác dụng. Vì vậy các bác sĩ luôn khuyên những người đang gặp phải tình trạng bệnh khó đông máu và đang phải sử dụng thuốc điều trị nên tránh sử dụng loại trà này.
3. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong trà hoa đậu biếc có chứa thành phần anthocyanin là một chất có tác dụng chống oxy hóa, có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người. Tuy nhiên, thành phần này lại gây ra tình trạng ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, thúc đẩy co bóp tử cung, làm giãn cơ trơn mạch máu. Đó là lý do phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong kỳ hành kinh không nên sử dụng trà hoa đậu biếc để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
4. Trẻ em, người cao tuổi
Trẻ em và người cao tuổi là 2 đối tượng đặc biệt và luôn phải cẩn thận khi sử dụng bất cứ sản phẩm gì. Đối với việc sử dụng trà hoa đậu biếc để uống, các chuyên gia y tế vẫn luôn khuyên không nên cho 2 đối tượng này sử dụng hoa đậu biếc. Bởi đối với trẻ em, cơ thể vẫn còn rất non yếu, sức đề kháng kém nên sẽ không thể sử dụng hoa đậu biếc đặc biệt là khi có lẫn cả hạt. Còn đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền mãn tính thì không được khuyên dùng trà hoa đậu biếc.
5. Người sắp làm phẫu thuật, người đang điều trị bệnh
Đối tượng này khi muốn sử dụng bất cứ sản phẩm gì cũng cần phải có được sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Khi sắp làm phẫu thuật, khi mới làm phẫu thuật xong không được uống trà hoa đậu biếc. Sau khi bình phục trở lại nếu muốn dùng cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Những sai lầm khi sử dụng trà hoa đậu biếc
Không chỉ “kén” một vài đối tượng trên, trà hoa đậu biếc cũng không hẳn là dễ dùng theo kiểu cứ pha là uống. Một số sai lầm tưởng như bình thường khi pha trà của nhiều người cũng sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sức khỏe. Vì vậy khi muốn sử dụng trà hoa đậu biếc bạn cần phải tránh những sai lầm dưới đây:
1. Pha trà hoa đậu biếc bằng nước quá nóng
Khi sử dụng nước quá sôi để pha trà hoa đậu biếc sẽ dễ làm mất đi những chất dinh dưỡng tốt trong hoa, khi sử dụng trà cũng sẽ làm giảm bớt đi rất nhiều công dụng. Bên cạnh đó còn làm giảm hương vị của trà cũng như dễ gây ra tình trạng bỏng thực quản.
Theo các chuyên gia, mức nhiệt lý tưởng của nước dùng để pha trà là 75 độ C. Tức là nước đã đun sôi để nguội khoảng 10 phút.
2. Sử dụng quá nhiều trà hoa đậu biếc trong ngày
Trà hoa đậu biếc dù tốt nhưng cũng không thể sử dụng nhiều lần trong ngày. Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của hoa đậu biếc có chức caffeine nên sẽ gây ra tình trạng bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim, khó tiêu và gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Lượng dùng khuyến cáo chỉ từ 1 – 2 ly trà mỗi ngày, không nên uống nhiều hơn để tránh gây tác dụng ngược.
3. Lạm dụng hoa đậu biếc để chữa bệnh
Hoa đậu biếc có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, không hề có khả năng chữa bệnh ung thư, chữa tim mạch, tiểu đường,… như trên mạng vẫn đồn đoán. Chính vì những thông tin sai lệch này được phủ sóng quá nhiều trên các kênh mạng xã hội nên dẫn tới tình trạng nhiều người tin tưởng mù quáng vào các lời quảng cáo mà không điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa gây ra nhiều đáng tiếc. Thậm chí mất mạng vì bỏ qua thời điểm vàng điều trị bệnh.
Lời khuyên tốt nhất đối với những người bị bệnh đó là chỉ nên sử dụng các sản phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu muốn sử dụng thêm các sản phẩm từ bên ngoài thì cũng cần phải tham khảm ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi dùng.
Lưu ý khi uống trà hoa đậu biếc để bảo vệ sức khỏe
Một điều rất quan trọng rằng trà hoa đậu biếc chỉ nên được sử dụng như một sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Đây không phải là một loại thuốc chữa bệnh, lại càng không phải là thần dược nên không nên lạm dụng trà để chăm sóc sức khỏe. Chỉ nên sử dụng sản phẩm theo đúng liều lượng. Khi mua hoa cũng cần tìm những địa chỉ bán uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh “tiền mất tật mang”.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có thêm một góc nhìn khác về loại trà thảo mộc này. Hãy sử dụng trà hoa đậu biếc một cách đúng chuẩn để có thể tận dụng được những công dụng tuyệt vời của trà và hạn chế nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Hiện Thảo Mộc Hibiscus có cung cấp dòng sản phẩm hoa đậu biếc sấy khô để dùng làm trà. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ theo các thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ
1. Website: thaomochibiscus.vn
2. Hotline: 096.122.3485
3. Fanpage: Thảo Mộc Hibiscus hoặc Quà Tết Hibiscus since 1992
4. Email: [email protected]
5. Địa chỉ công ty:
- Hà Nội: Số 7 / Ngõ 36 Phố Triều Khúc / Phường Thanh Xuân Nam / Quận Thanh Xuân.
- Sài Gòn: 443 đường Tô Ngọc Vân, khu phố 7, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ nhà máy: Lô E2C KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội.