Trà thảo mộc là gì? Những lưu ý quan trọng khi dùng trà thảo mộc để tăng cường sức khỏe

trà hibiscus

Một tách trà thảo mộc nóng sẽ giúp xoa dịu những căng thẳng của ngày dài mệt mỏi. Vậy trà thảo mộc là gì? Cùng Thảo Mộc tìm hiểu thêm về loại trà “thần thánh” này nhé!

 

1. Trà thảo mộc là gì?

Khác với các loại trà thông dụng khác, trà thảo mộc thực chất không có nguồn gốc từ các giống cây Camellia sinensis trong họ cây trà. Thành phần của trà thảo mộc bao gồm các loại lá, hoa, quả, vỏ và rễ của nhiều loài cây khác. Các nguyên liệu này sau khi phơi khô sẽ được dùng như một loại trà riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để tạo ra những hương vị đặc trưng.

Các thành phần có trong trà thảo mộc chứa các chất có lợi cho người dùng nên việc sử dụng loại trà này có các tác dụng như chống oxy hóa, giải tỏa đau nhức và căng thẳng, tác dụng an thần. Ngoài ra, do không thuộc họ cây trà nên trà thảo mộc không chứa chất caffeine tự nhiên, giúp phù hợp cho những người dùng nhạy cảm với chất này.

 

2. Nguồn gốc của trà thảo mộc

Nguồn gốc chính xác của trà thảo mộc hiện vẫn chưa thể xác định rõ được. Theo các nhà khoa học, trà thảo mộc đã xuất hiện ở các nền văn minh cổ đại và được dùng với công dụng bồi bổ sức khỏe thể chất và mang lại cảm giác trấn an cho tinh thần.

Theo thời gian, ngoài những công dụng tốt cho sức khỏe và tinh thần, con người ngày nay dùng trà thảo mộc đơn giản vì hương vị thanh đạm của thức uống từ thiên nhiên này.

3. Các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe

Trà hoa cúc

Có nguồn gốc từ khu vực Đông Á với nhiều giống cây khác nhau trong cùng họ Asteraceae, trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo mộc thông dụng với nhiều ích lợi đối với người dùng. Một số công dụng tiêu biểu có thể kể đến như giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch,…

Đặc biệt, trong hoa cúc có chứa chất apigenin là chất chống ung thư nên loại trà này thường được các bác sĩ khuyến khích sử dụng.

Tuy nhiên việc sử dụng trà hoa cúc cũng cần phải tùy liều lượng để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

tra-hoa-cuc
Trà hoa cúc

Trà hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc có nguồn gốc từ vùng Đông Á và Đông Nam Á cận xích đạo. Do có điều kiện phát triển phù hợp nên hoa đậu biếc cũng khá phổ biến ở Việt Nam. Với tên khoa học Clitoria ternatean, thuộc họ Fabaceae, hoa đậu biếc có màu xanh tím đặc trưng và vô cùng đẹp mắt.

Sử dụng trà đậu biếc sẽ giúp mang lại cho người dùng các lợi ích như ngăn ngừa lão hóa da, giảm căng thẳng, lo âu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch.

tra-hoa-dau-biec
Trà hoa đậu biếc

Trà hoa hồng

Trà hoa hồng cũng là loại trà thảo mộc thông dụng với nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngoài những công dụng như chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng cũng như đau nhức, trà hoa hồng rất thích hợp cho phái nữ. Với các tác dụng giảm cân, giảm đau trong thời kỳ kinh nguyện và giúp bổ sung vitamin A, vitamin E cho làn da đẹp hơn.

tra-hoa-hong
Trà hoa hồng

Trà hoa atiso đỏ ( trà Hibiscus )

Có nguồn gốc từ vùng Tây Phi, hoa atiso đỏ còn được biết đến với tên gọi hoa bụp giấm. Đây là giống cây ngắn ngày có phần hoa màu đỏ tím, mọc đơn từ nách cành. Hoa và lá tươi có vị chua có thể dùng để nấu canh nên tên gọi bụp giấm cũng bắt nguồn từ đó.

Trà hoa atiso đỏ khi dùng điều độ sẽ có tác dụng tốt tới gan và tim mạch, giúp giảm lượng mỡ trong máu cũng như đường huyết. Ngoài ra, trà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.

tra-hibiscus
Trà atiso đỏ ( hibiscus )

Trà khổ qua

Trà khổ qua với hương vị thanh mát và vị đắng đặc trưng sẽ khén người dùng hơn đa số các loại trà thảo mộc khác. Tuy nhiên những công dụng mà nó đem lại vô cùng tốt cho sức khỏe.

Trà khổ qua có tác dụng giải độc gan, ngăn ngừa bệnh gout, hỗ trợ quá trình điều trị ung thư. Ngoài ra nó còn giúp giảm stress và làm đẹp da.

tra-kho-qua
Trà khổ qua

Trà la hán quả

La hán quả có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và hiện được sử dụng phổ biến khắp nơi nhờ vào mùi vị đặc trưng và những lợi ích mà loại quả này mang lại.

Ngoài tác dụng giải nhiệt, cung cấp dưỡng chất và chống oxy hóa, trà la hán quả còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm dị ứng. Đặc biệt, với thành phần chứa mogroside là chất tạo ngọt tự nhiên, trà la hán quả sẽ là thức uống phù hợp với những người đang điều trị tiểu đường cần vị ngọt thay thế.

tra-la-han
Trà la hán quả

Trà râu ngô

Râu ngô, hay còn gọi là râu bắp, thực chất là phần đầu của nhụy hoa và có chứa nhiều hoạt chất có tính dược lý cao.

Trà râu ngô có tác dụng bổ sung vitamin C và các dưỡng chất khác. Chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm bệnh gút. Đặc biệt, trà râu ngô sẽ phù hợp hợp trẻ nhỏ bị các chứng đái dầm và khó tiểu.

tra-rau-ngo
Trà râu ngô
  1. Lưu ý khi sử dụng trà thảo mộc:

Mặc dù trà thảo dược đã trở thành loại thức uống không thể thiếu hằng ngày bởi sở hữu hương vị thơm ngon, giải nhiệt tốt đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng trà thảo dược bạn nên lưu ý một vài điều sau đây.

Hình ảnh: Thận trọng với phụ nữ

Thận trọng với phụ nữ

Là sản phẩm có tính hàn nên những phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt cần hạn chế sử dụng. Vì ở giai đoạn này cơ thể đã thiếu hụt sắt, mà nếu lại uống trà thảo dược vào gây tổn hại đến chức năng dạ dày, dẫn tới đau bụng, chóng mặt.

Ngoài ra, đối với phụ nữ đang mang thai khi uống trà thảo dược pha quá đặc cũng gây ảnh hưởng đến nhịp tim, không tốt cho sức khỏe.

Không thêm sữa và hạn chế thêm đường

Một số loại thảo dược trong trà có thể sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ. Đồng thời việc thêm sữa vào trà sẽ tăng hàm lượng calo cản trở quá trình giảm cân. 

Nhiều người ưa ngọt thường cho thêm đường vào trà thảo dược để dễ uống hơn. Tuy nhiên bạn cần hạn chế không nên cho quá nhiều đường do điều này không chỉ tăng khả năng dẫn đến việc giảm cân bất thành  mà còn có thể gây nên một số bệnh về tim mạch.

Không uống lại trà để qua đêm

Nhiều người có thói quen ngâm hoặc pha trà thảo dược trong bình ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau khi thức dậy có thể uống ngay mà không mất thời gian đun nấu. Tuy nhiên, cách làm không hề khoa học, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe do nước trà để lâu sẽ bị biến chất, vitamin B, C dần bị phân hủy.

Đồng thời, hàm lượng caffeine trong nước trà cũng dần tăng cao, nếu uống nhiều có thể sẽ bị kích thích trung khu thần kinh, làm cho cơ thể trở nên khó chịu.

Không uống mọi lúc

Trà thảo dược tốt cho sức khỏe người sử dụng nhưng không có nghĩa chúng được uống mọi lúc hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích. Mà thực tế nên cần phải được tiêu thụ vào một thời điểm cụ thể phù hợp với dược tính tối ưu hóa lợi ích của nó.

Không thể lạm dụng trà thảo dược

Tuy được xem là tốt cho sức khỏe thế nhưng không nên uống quá nhiều trong thời gian dài.

Đặc biệt đối với người có tố chất yếu ớt, thường xuyên dùng trà thảo dược có tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tỳ vị, từ đó dẫn đến một số căn bệnh khác.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.122.3485